4 lưu ý cho FnB khi sử dụng App giao đồ ăn

Covid-19 đã quay trở lại với Việt Nam, cách ly xã hội một lần nữa khiến các chủ nhà hàng đau đầu với việc tìm kênh giúp nhà hàng tăng trưởng, hoặc ít nhất có thể duy trì doanh số ở điểm hòa vốn. Lúc này, việc sử dụng App giao đồ ăn được nhiều chủ nhà hàng nghĩ tới nhưng không biết hết các mặt lợi – hại của việc sử dụng chúng. Vậy các bạn hãy đọc hết bài viết để biết về những lưu ý khi sử dụng App giao đồ ăn và những hướng đi đúng đắn mùa dịch nhé. 

4 lưu ý cho F&B khi sử dụng App giao đồ ăn
4 lưu ý cho F&B khi sử dụng App giao đồ ăn

Rủi ro mất khách hàng qua shipper – App giao đồ ăn

Khi sử dụng App giao đồ ăn, ngoài nhân viên, mối liên kết giữa khách hàng và nhà hàng sẽ xuất hiện thêm shipper và app. 

Rủi ro mất khách hàng qua shipper - App giao đồ ăn go-viet
Rủi ro mất khách hàng qua shipper – App giao đồ ăn go-viet

Bình thường, nhà hàng sẽ đối mặt với rủi ro giảm doanh số hay mất khách hàng đến từ phong cách phục vụ của nhân viên, vì họ là những nhân tố tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất. Nhưng khi sử dụng app giao đồ ăn, việc các tính năng của app phức tạp hay lỗi hệ thống, lỗi mạng,… sẽ khiến khách hàng không tiếp cận được với dịch vụ của nhà hàng. 

Rủi ro mất khách hàng qua shipper - App giao đồ ăn AhaMove
Rủi ro mất khách hàng qua shipper – App giao đồ ăn AhaMove

Bên cạnh rủi ro từ App, nhà hàng đối mặt với đội ngũ shipper đông đảo và khó kiểm soát. Shipper là trung gian giữa nhân viên và khách hàng, vì vậy thái độ và phong cách làm dịch vụ của những người này có thể gây ảnh hưởng tới cả nhân viên và khách hàng của nhà hàng.

Rủi ro mất khách hàng qua shipper – App giao đồ ăn GrabFood

Không ít những vụ việc thái độ của shipper khiến khách hàng tẩy chay nhà hàng một cách công khai (hoặc không), nhưng một điều chắc chắn điều đó sẽ khiến khách hàng có trải nghiệm không tốt khi dùng dịch vụ của bạn. Như vậy, đưa đồ ăn lên App, nhà hàng cần lưu ý thêm việc giải quyết rủi ro từ Shipper và App giao đồ ăn.

Chiết khấu trên App giao đồ ăn

Thông thường, con số bên phía nhà hàng phải chiết khấu cho các App giao đồ ăn nằm vào tầm 20 – 25% doanh thu. Trước khi quyết định đưa sản phẩm của mình lên App, nhà hàng cần xác định biên lợi nhuận của mình hiện tại và dự báo doanh số cũng như biên lợi nhuận.

Việc này tưởng chừng ai cũng biết, nhưng sự thực là khi đưa con số vào tính toán, cộng thêm sự phức tạp của menu và các loại chi phí, nhiều người phải từ bỏ cuộc chơi dù đưa được sản phẩm lên App. Nếu không tính toán cẩn thận, biên lợi nhuận ko đủ tốt và Menu không tối ưu, khi trừ đi chiết khấu nhà hàng của bạn có thể sẽ hết lãi. 

Sự cạnh tranh về giá 

 Sự cạnh tranh về giá SALE giữa các nhà hàng
Sự cạnh tranh về giá SALE giữa các nhà hàng

Chắc hẳn các bạn cũng biết giá cả là yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là với người Việt Nam. Việc bạn đưa sản phẩm lên các App giao đồ ăn không khác gì việc bạn đưa sản phẩm lên các sàn Thương mại điện tử. Tại đây, bạn sẽ phải cạnh tranh nhiều về Khuyến mại & Giá cả, nếu bạn không mạnh về điều này bằng việc sở hữu vốn lớn hay chi phí rẻ, bạn sẽ cực khó khăn trong việc cạnh tranh. 

Sự cạnh tranh về giá giữa các món ăn cùng danh mục
Sự cạnh tranh về giá giữa các món ăn cùng danh mục 

Nếu bạn chưa biết về sàn Thương mại điện tử hay chưa hiểu hết ý trên đã phân tích, bạn có thể hiểu rằng, khi khách hàng đến nhà hàng để sử dụng dịch vụ, họ sẽ lựa chọn nhà hàng của bạn, có thể vì tiện đường, vì nhà hàng của bạn đẹp, vì họ không biết những nhà hàng khác ở gần đó,… Như vậy, bạn có thể đầu tư vào mặt bằng, không gian, tác phong phục vụ,… nhằm hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Sự cạnh tranh về giá trên web đặt món
Sự cạnh tranh về giá trên web đặt món

Yếu tố cạnh tranh rất đa dạng, bạn có nhiều lựa chọn để tạo sự khác biệt. Nhưng khi đưa sản phẩm lên App giao đồ ăn, bạn sẽ cạnh tranh với rất nhiều nhà hàng chỉ trong một khung màn hình điện thoại. Yếu tố cạnh tranh hạn chế và nổi bật lên tất cả là giá cả và khuyến mãi. Đây là yếu tố rất quan trọng khiến khách hàng xem “gian hàng” của bạn và lựa chọn sử dụng sản phẩm. 

Khả năng khách hàng mua lại thấp

Nếu nhà hàng kỳ vọng rằng khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm của bạn qua App giao đồ ăn và sẽ tiếp tục đặt hàng qua App hay đến trực tiếp của hàng để mua, có lẽ bạn sẽ thất vọng. 

Khả năng khách hàng qua lại đặt món thấp
Khả năng khách hàng qua lại đặt món thấp

Đầu tiên cần xét về yếu tố cạnh tranh trên App giao đồ ăn. Như trên đã phân tích, sẽ có rất nhiều nhà hàng trên một khung màn hình, đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn với những khuyến mãi và hình ảnh bắt mắt. Điều này khiến khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm mới hoặc tối ưu sử dụng các khuyến mãi, điều này làm tỷ lệ mua lại của khách hàng thấp. Dù nhà hàng của bạn có gần khách hàng hay có dịch vụ tốt hơn, đó cũng không phải yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ trên App. 

Dù nhà hàng của bạn có gần khách hàng hay có dịch vụ tốt hơn, đó cũng không phải yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ trên App
Dù nhà hàng của bạn có gần khách hàng hay có dịch vụ tốt hơn, đó cũng không phải yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ trên App

Thứ 2 là việc các điểm chạm tới khách hàng khi sử dụng App giao đồ ăn sẽ ít hơn so với việc khách hàng đến ăn trực tiếp. Các điểm chạm như thái độ nhân viên, không gian, ánh sáng, âm thanh của nhà hàng,… sẽ không còn là yếu tố giúp giữ chân khách hàng nữa. Tất nhiên, trên App giao đồ ăn vẫn có những yếu tố giúp bạn tối ưu việc hấp dẫn khách hàng mới hoặc giữ chân khách hàng cũ. Mặc dù vậy, vẫn không thể phủ nhận kỳ vọng khách mua trên App & đến ăn tại cửa hàng khác nhau, khiến tỷ lệ mua hàng thấp hơn.

Điểm chạm tới khách hàng khi sử dụng App giao đồ ăn sẽ ít hơn so với việc khách hàng đến ăn trực tiếp
Điểm chạm tới khách hàng khi sử dụng App giao đồ ăn sẽ ít hơn so với việc khách hàng đến ăn trực tiếp

Hướng đi cho việc sử dụng App giao đồ ăn

Dù là sử dụng app hay bán hàng trực tiếp, khách hàng vẫn sẽ quan tâm tới 2 yếu tố: TRẢI NGHIỆM và TỐI ƯU. Trong bối cảnh khó khăn, nhà hàng nên tối ưu vào các điểm chạm với khách hàng và cắt bỏ những việc làm dư thừa để nâng cao yếu tố tiện lợi cho khách.

Dù là sử dụng app hay bán hàng trực tiếp, khách hàng vẫn sẽ quan tâm tới 2 yếu tố: TRẢI NGHIỆM và TỐI ƯU
Dù là sử dụng app hay bán hàng trực tiếp, khách hàng vẫn sẽ quan tâm tới 2 yếu tố: TRẢI NGHIỆM và TỐI ƯU

Những yếu tố như khiến khách hàng hiểu về thương hiệu, truyền tải thông điệp cho khách hàng qua sản phẩm,… nên được cân nhắc cắt bỏ khi kinh doanh trên App giao đồ ăn dễ gặp phải vấn đề là khách hàng sẽ không hiểu cũng như không muốn hiểu về thương hiệu, nhà hàng không định hướng được cảm nhận của khách hàng. Trong thời điểm dịch bệnh Corona diễn biến phức tạp thì từ khoá TỐI ƯU quan trọng hơn.

Mặc dù không đầy đủ nhưng hi vọng 4 lưu ý cho F&B khi sử dụng App giao đồ ăn sẽ giúp cho chủ nhà hàng có những lựa chọn đúng đắn và cải thiện hệ thống tối ưu trải nghiệm khách hàng. 

Nguồn bài viết: 4 lưu ý cho FnB khi sử dụng App giao đồ ăn



source https://bmd.com.vn/4-luu-y-cho-fnb-khi-su-dung-app-giao-do-an/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 5 Ứng Dụng Đặt Tour Du Lịch Tốt Nhất

Các tính năng cần có khi thiết kế ứng dụng học tiếng Anh

Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của AI Trong Thực Tế