Nên hay không nên dùng app quản lý bán hàng
Bất cứ một doanh nghiệp, một người kinh doanh nào khi bắt đầu hoạt động, mục đích duy nhất họ hướng tới đó là đạt doanh thu. Họ thường sử dụng những app quản lý bán hàng thay vì sử dụng nguồn nhân lực để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra là “Có nên hay không nên dùng app này”. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, để trả lời cho câu hỏi đó nhé.
1. App quản lý bán hàng là gì?
Ứng dụng quản lý bán hàng là ứng dụng áp dụng công nghệ được lập trình để chạy trên các hệ điều hành như là Android, IOS….Với mục đích áp dụng vào công tác quản lý bán hàng, bao gồm quản lý về hàng hóa, về khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp… Ngoài ra, ứng dụng này còn cho phép bạn thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như là: tính toán lợi nhuận, doanh thu tăng hay giảm, số lượng tồn đọng là bao nhiêu… Chỉ cần tải app quản lý bán hàng, thực hiện theo hướng dẫn, là bạn có ngay một người đồng hành trong việc quản lý bán hàng, mà không cần đến nhân lực thực hiện hoạt động này.
Với thời đại công nghệ 4.0 phát triển, chỉ cần có laptop hay chỉ đơn giản là một chiếc điện thoại smartphone có kết nối mạng, là bạn đã có thể quản lý bán hàng, cho dù bạn không có mặt tại cửa hàng. Một số app miễn phí như là Dantrisoft, Toko Tech, Sapo…
2. Nên hay không nên dùng app quản lý bán hàng
Việc dùng app quản lý là kết quả của sự phát triển công nghệ. Tuy nhiên, đối với những người chưa sử dụng, hay mới bắt đầu công việc kinh doanh, chắc hẳn vẫn thường suy nghĩ xem, liệu rằng “có nên hay không nên dùng app quản lý bán hàng”. Dưới đây là những ưu và nhược điểm, để bạn quyết định xem, có nên hay không nên dùng ứng dụng quản lý bán hàng hay không nhé.
2.1. Ưu điểm của app quản lý bán hàng
Thứ nhất, Tính ứng dụng cao. Đúng với tên gọi app quản lý bán hàng. Bạn chỉ cần một chiếc laptop hay smartphone có sử dụng Internet, thì đã có thể sử dụng app này. Đa phần, những app bán hàng hiện nay đều đã có mặt trên các hệ điều hành, điều này, giúp bạn truy cập vào tất cả các thiết bị khác nhau.
Thứ hai, Đưa ra những số liệu hoàn toàn chính xác, kiểm tra sản phẩm, hàng tồn kho ngay lập tức. Điều này sẽ giảm thiểu những sai sót trong quản lý bán hàng, điều mà con người có thể mắc phải.
Thứ ba, Tiết kiệm thời gian. Nếu việc lập báo cáo doanh thu, kiểm soát lượng hàng, công nợ… được thực hiện bởi con người sẽ mất một khoảng thời gian tầm 2-3 ngày. Thì đối với những app quản lý bán hàng, chỉ cần một cú click chuột là bạn đã có thể xem những báo cáo mà bạn cần. Hơn hết đối với những app có chức năng tạo và đẩy đơn hàng tới đơn vị vận chuyển trong vài giây thì sẽ giúp cho các cửa hàng nhỏ hay chuỗi cửa hàng tiết kiệm một khoảng thời gian khá lớn.
Thứ tư, Tiết kiệm chi phí. Chi phí là yếu tố hàng đầu đối với những người kinh doanh, nhất là đối với những cửa hàng nhỏ, khi mà doanh thu chưa được ổn định. Do vậy, nếu vừa muốn tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao tính chính xác trong quản lý bán hàng. Thì đây chính là một app tuyệt vời cho những người khởi nghiệp sử dụng.
2.2. Nhược điểm của app quản lý bán hàng
Bất lỳ một app nào được tạo ra, đặc điểm của chúng đều được thể hiện qua 2 khía cạnh, đó là ưu và nhược điểm. Sau đây là những nhược điểm của app quản lý này:
Thứ nhất: Phụ thuộc vào Internet.
Trong trường hợp đối với các app quản lý cần có sự hỗ trợ của Internet, thì ở những nơi vùng núi hoặc khi có sự cố về mạng thì việc hoạt động của cửa hàng sẽ bị gián đoạn.
Thứ hai, Không có sự linh động khi trả lời khách hàng.
Khi có sự cố về vấn đề hàng hóa của khách hàng, các app sẽ trả lời bằng các câu thoại được lập trình sẵn. Do đó, sẽ mất đi tính linh hoạt trong các trường hợp khác nhau. Hậu quả của việc này có thể sẽ là mất một lượng khách cố định. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa con người và công nghệ.
Trên đây là những ưu và nhược điểm của các app quản lý bán hàng. Hãy tham khảo và lựa chọn xem có nên hay không nên sử dụng app nhé.
Nguồn bài viết: Nên hay không nên dùng app quản lý bán hàng
source https://bmd.com.vn/nen-hay-khong-nen-dung-app-quan-ly-ban-hang/
Nhận xét
Đăng nhận xét