React Native Là Gì? Hoạt Động Như Thế Nào? Ưu Nhược Điểm Là Gì?
React Native là một thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Và thực tế hiện nay có rất nhiều ứng dụng sử dụng React Native để lập trình như Skype, Facebook, Instagram… Vậy thực chất React Native là gì và có nên lập trình ứng dụng bằng framework này không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
React Native là gì?
React Native là một framework JavaScript cho phép bạn tạo các ứng dụng di động được hiển thị trên cả Android và iOS. Framework cho phép tạo ứng dụng được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau cùng một cơ sở mã. Nó được Facebook phát triển nhằm tối ưu hóa hiệu năng Hybrid và tối giản số lượng ngôn ngữ Native di động. React Native ra đời do Mark Zuckerberg muốn giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng Facebook.
Vào năm 2012 ông đã phát biểu: “Sai lầm lớn nhất của chúng tôi khi làm công ty là dựa trên quá nhiều HTML hơn là môi trường phát triển gốc”. Và quả thật chỉ trong vòng 3 năm, Facebook đã cho toàn thế giới biết “React Native là gì” và tạo nên một làn sóng công nghệ mới cho toàn thế giới thông qua việc phát hành phiên bản đầu tiên cho React Native.
Trong những năm gần đây, framework React Native đã được liên tục nâng cấp và cải tiến nhằm mang tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Theo khảo sát của Stack Overflow vào năm 2019 thì React Native đã trở thành một trong những framework được yêu thích nhất trên toàn cầu!
React Native hoạt động như thế nào?
Vậy nguyên lý hoạt động của React Native là gì?
Framework này được hoạt động dựa trên việc tích hợp hai thread với nhau. Đó chính là Main Thread và JS Thread với hai vai trò riêng biệt:
- Main Thread: luồng Main Thread đảm nhiệm vai trò cập nhật giao diện người dùng (UI) và xử lý tương tác người dùng.
- JS Thread: đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả thông qua việc thực thi và xử lý code Javascript.
Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của React Native gần tương tự với React có điều React Native không sử dụng thao tác với DOM và HTML. Thay vào đó, React Native chạy một quá trình xử lý nền với nền tảng gốc. Kết nối Main Thread và JS Thread thông qua một Bridge (cầu nối).
Như vậy 2 luồng này sẽ duy trì giao tiếp nhưng không hề phụ thuộc nhau.
Theo nhận định của wikipedia thì:
“Các thành phần React bao bọc mã gốc và tương tác với API gốc qua mô hình UI khai báo và Javascript của React. Điều này giúp việc phát triển ứng dụng cho nhiều nền tảng nhanh hơn.”
Đó cũng chính là một trong những ưu điểm lớn nhất của React Native.
Có nên lập trình React Native không?
Câu hỏi đặt ra là có nên lập trình ứng dụng bằng React Native không? Và lợi thế của React Native là gì so với các framework khác? Để trả lời được câu hỏi này thì ta cần phân tích ưu – nhược điểm cụ thể của React Native để từ đó đưa ra đánh giá khách quan nhất.
Ưu điểm của React Native
Không phải ngẫu nhiên mà “trùm mạng xã hội” Facebook lại sử dụng framework này cho ứng dụng của mình. React Native được phát triển và cải tiến liên tục, cho đến ngày nay đây gần như là lĩnh vực mà các lập trình viên tìm hiểu nhiều nhất. Cùng điểm qua một số ưu điểm nổi bật của React Native:
Có thể tái sử dụng code: Thông thường các developer (DEV) phải viết và tạo ra các ứng dụng riêng biệt với các nền tảng khác nhau, nhưng giờ đây, khi sử dụng React Native lập trình viên có thể tái sử dụng đến 90% các đoạn code. Điều này cho phép DEV tiết kiệm tối đa thời gian trong khi phát triển các ứng dụng đa nền tảng.
Hiệu năng ổn định: React Native là công cụ xây dựng ứng dụng ít native code nhất cho nhiều hệ điều hành khác nhau. Thực tế nhiều ứng dụng sử dụng lập trình bằng React Native đã chứng minh framework này có tính ổn định cao hơn hẳn so với các công cụ khác hiện có.
Tối ưu thời gian và chi phí: React Native được phát triển bởi Facebook. Và cũng như tất cả sản phẩm khác của công ty này, React Native thực sự hoạt động tối ưu trên nhiều nền tảng và công nghệ khác nhau. Điều đó giúp các lập trình viên tiết kiệm được thời gian và chi phí đáng kể. Bên cạnh đó React Native cũng giúp tăng trải nghiệm người dùng trên các ứng dụng di động.
Cộng đồng người dùng lớn: Một cộng đồng lớn cho phép người dùng thoải mái chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và giao lưu kỹ năng để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh hơn. Và nếu bạn đang có ý định lập trình bằng React Native thì hãy yên tâm bởi React Native có một cộng đồng người dùng cực lớn trên toàn thế giới, họ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong bất kỳ trường hợp nào!
Giao diện người dùng và chế độ xem tùy chỉnh: React Native sử dụng thư viện React.js, cho phép nó bao gồm nhiều trường hợp. Nó không có một tập hợp đầy đủ các thành phần gốc, nhưng chúng có thể được thay thế bằng các plugin cộng đồng. Một trong những giải pháp để khắc phục các hạn chế về giao diện người dùng là sử dụng Expo, một nền tảng với các thành phần và plugin giao diện người dùng được cài đặt sẵn cho các ứng dụng dựa trên React Native. Nhưng khi sử dụng Expo, điều quan trọng cần nhớ là không thể sử dụng các plugin gốc cùng với các plugin Expo.
Bạn có biết:
Việc sử dụng Expo là một ý tưởng hay cho các giải pháp tạo mẫu, MVP và PoC. Đây cũng là một giải pháp tối ưu cho các ứng dụng có giao diện người dùng tiêu chuẩn, không liên quan đến tùy chỉnh duy nhất. Nếu ứng dụng được cho là có giao diện người dùng không chuẩn, tốt hơn nên sử dụng các thư viện và plugin gốc có thể được sửa đổi.
Nhược điểm của React Native
Hiện tại React Native đang là công cụ hỗ trợ đa điều hành được yêu thích nhất bao gồm Windows, Linux, MacOS. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng bộ framework này còn tồn tại một số nhược điểm như:
React Native có tuỳ biến chưa thực sự tốt ở một số module.
Hiệu năng còn chưa sánh bằng với Native app. Do native app được tạo ra bằng ngôn ngữ và các tính năng có sẵn trên hệ điều hành đó. Bởi vậy các ứng dụng có thể vận hành với tốc độ cao nhất mà không cần thông qua bất kì ứng dụng bên thứ ba hay engine nào. Tuy nhiên, với tiến trình phát triển hiện nay, tin chắc trong tương lai React Native sẽ trở thành một framework phổ biến hàng đầu!
Như đã biết, React Native sử dụng JavaScript làm nền tảng, do đó tính năng bảo mật của framework này chưa thực sự tốt. Người dùng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm của JavaScript dẫn đến làm sai và khó khắc phục.
Không thích hợp với các app cần khả năng tính toán cao.
Như vậy, bằng vào việc so sánh ưu – nhược điểm thì ta có thể thấy rằng React Native là một công cụ hữu ích dành cho mọi lập trình viên. Bên cạnh các framework sẵn có thì bạn cũng có thể nghiên cứu thêm về React Native để đưa ra một ứng dụng có hiệu năng tối đa nhất.
Tạm kết
Hiện tại thì các nhà phát triển cũng có thể lựa chọn rất nhiều công cụ miễn phí để phát triển React Native như Hot Reloading, Chrome Dev Tools, Redux Devtools… Tuy nhiên nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ về bản chất React Native là gì, cách triển khai của React Native cũng như muốn tham khảo những dịch vụ liên quan đến ứng dụng, website thì hãy liên hệ với BMD Solutions để biết thêm thông tin chi tiết nhé. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu toàn cầu!
Nguồn bài viết: React Native Là Gì? Hoạt Động Như Thế Nào? Ưu Nhược Điểm Là Gì?
source https://bmd.com.vn/react-native-la-gi-va-uu-nhuoc-diem-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét