Flutter Là Gì? Flutter vs React Native Nên Chọn Framework Nào?

Framework là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình lập trình ứng dụng/ phần mềm/ website. Hầu hết các Framework đều khá đơn giản và dễ sử dụng tuy nhiên việc kiểm soát và lựa chọn như thế nào cho phù hợp nhất lại là câu hỏi khó. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về một loại Framework hiệu quả thì hãy đọc bài viết này. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn Framework Flutter là gì cũng như những điều quan trọng nhất về loại Framework này!

Flutter là gì?

Trước khi tìm hiểu Flutter, chúng ta hãy cùng điểm qua vài thông tin về Framework (khung phần mềm).

Framework được hình thành bởi các đoạn code và dữ liệu, thông qua quá trình gắn kết và sáng tạo của lập trình viên, các ứng dụng/ website được tạo thành. Sự ra đời của các Framework giúp nhà phát triển phần mềm tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức lập trình. Và Flutter chính là một loại Framework. Flutter là một SDK mã nguồn mở được tạo ra bởi Google với mục đích phát triển ứng dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau, trong đó có Android và iOS. Flutter được tạo thành từ các thành phần:

  • Nền tảng Dart;
  • Flutter engine;
  • Thư viện Foundation;
  • Các widget được thiết kế riêng.

Ưu điểm và nhược điểm của Flutter Là Gì?

Cũng giống như tất cả các Framework khác, bạn cần nắm được ưu nhược điểm của Flutter để thuận tiện trong quá trình sử dụng. Một số ưu điểm không thể bỏ qua của Flutter chính là:

  • Giao diện người dùng linh hoạt;
  • Phát triển nhanh, có thể Fix bud để tiết kiệm thời gian mà không cần thông qua điện thoại hay máy ảo;
  • Giao tiếp gần như trực tiếp với hệ thống giúp thuận tiện cho người dùng;
  • Tại Flutter, các widget kết hợp các nền tảng với nhau mang tới hiệu năng “cực đỉnh”;
  • Sử dụng ngôn ngữ kiểu tĩnh nhưng xây dựng dựa theo cú pháp hiện đại, linh động, thuận tiện trong việc lập trình và xây dựng hệ thống;
  • Giúp người dùng xây dựng nhiều loại nền tảng khác nhau và chạy giả lập mobile ngay trên web…
Ưu điểm của Flutter là gì
Flutter có thể tạo ra app đa nền tảng

Ngoài ra Flutter cũng được đánh giá là một trong những framework ưu tiên sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, nó vẫn có một số nhược điểm như:

  • Bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để học về mô hình dữ liệu trong Flutter bởi nó sử dụng mô hình dữ liệu hoàn toàn mới là Dartt Streaming, Block Pattern.
  • Flutter sử dụng ngôn ngữ lập trình Dartt, do đó để tự học Flutter thì bạn cần nắm được ngôn ngữ này. Bởi đây là một loại ngôn ngữ không mấy phổ biến nên bạn sẽ gặp một chút khó khăn trong quá trình học.
  • Và cuối cùng nhược điểm lớn nhất của Flutter là gì? Đó chính là bộ kết xuất giao diện người dùng được viết lại gần như toàn bộ, giao diện người dùng UI được phát triển riêng biệt. Điều này gây khá nhiều khó khăn trong quá trình lập trình ứng dụng.

Đọc thêm:

Framework là gì?

Tại sao nên học Flutter?

Ưu điểm có, nhược điểm cũng còn tồn tại khá nhiều, vậy lý do vẫn có nhiều người lựa chọn học Flutter là gì? Câu trả lời chính là Flutter được dự đoán là một cái tên mới sẽ hứa hẹn bắt đầu một kỷ nguyên mới với nhiều cải tiến trong tương lai.

Học Flutter

Hiện nay Flutter được đánh giá cao bởi đây là một framework native đúng nghĩa. Tức là bạn có thể tạo ra bất kỳ hiệu ứng và đồ hoạ nào trên cả 2 nền tảng iOS và Android. Ngoài ra việc Flutter sở hữu Hot Reload cũng là một điều tuyệt vời. Bạn sẽ thuận tiện hơn khi làm việc với những thứ liên quan đến UI, và đây cũng là một trong những ưu điểm vượt trội của ngôn ngữ này.

Bạn nên tự học Flutter ngay bây giờ nếu:

  • Bạn muốn tìm một framework mới mẻ, có tính ứng dụng cao;
  • Bạn muốn sử dụng một framework có giao diện thực thi ưu việt, được thiết kế sẵn và phù hợp với các nguyên tắc của material design;
  • Bạn muốn tìm một framework sử dụng ngôn ngữ lập trình nhanh, hướng đối tượng với nhiều tính năng hữu ích như Generic, Mixin,…

Một ngôn ngữ với quá nhiều điều hay ho như thế thì ngại gì mà không thử nhỉ? Sau đây BMD Solutions sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Flutter nhanh chóng nhé.

Hướng dẫn cài đặt Flutter

Nhìn chung, quá trình cài đặt và sử dụng Flutter khá đơn giản nếu bạn đã hiểu rõ Flutter là gì. Trước khi tiến hành cài đặt Flutter, bạn cần lưu ý để dung lượng trống trong máy ít nhất 400MB nhé.

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cần truy cập vào website flutter.dev và chọn hệ điều hành mình muốn sử dụng.
  • Bước 2: Tải xuống và giải nén file đó;
  • Bước 3: Chạy lệnh Flutter Console;
  • Bước 4: Sau khi chạy lệnh thành công, bạn khởi động IDE sẵn có (thường là Android Studio và Visual Studio Code) để cài đặt plugin;
  • Bước 5: Tạo máy ảo Android và bắt đầu sử dụng Flutter với một project mới nhé.

Vậy là xong rồi, cách cài đặt Flutter khá đơn giản, tuy nhiên bạn vẫn nên cẩn thận kiểm tra lại điều khoản để đảm bảo không bị lỗi phần mềm khi lập trình nhé.

So sánh Flutter vs React Native

So sánh flutter vs react native

Flutter vs React Native vẫn là hai nền tảng được lên “bàn cân” nhiều nhất hiện nay bởi thực tế nó có khá nhiều điểm tương đồng. Để đưa ra đánh giá khách quan nhất giữa Flutter vs React Native thì ta hãy xét dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau nhé.

Về hiệu suất làm việc

Đây là yếu tố đầu tiên cần cân nhắc khi quyết định nên học Flutter hay React Native. Cả hai nền tảng này đều hỗ trợ Hot Reload với hiệu suất làm việc tương tự nhau. Điểm khác biệt rõ nhất là phải xét đến Code Structure của hai phần mềm này. Flutter liên kết và gắn liền với data, template mang đến khả năng hoạt động nhanh hơn, quá trình thiết kế đơn giản và dễ dàng hơn khá nhiều so với React Native.

Có thể thấy nền tảng Flutter đang nổi trội hơn khi xét về hiệu suất, tuy nhiên React Native cũng có một ưu điểm là được hỗ trợ bởi hầu hết các IDE trong khi Flutter thì còn khá mới mẻ và chỉ được hỗ trợ bởi Android Studio và Visual Studio Code.

Về giao diện lập trình ứng dụng

Khi học Flutter và cài đặt Flutter, phần lớn người dùng đều phải tìm hiểu khá nhiều do đây là một nền tảng mới trong khi các giao diện của React Native có phần vượt trội hơn hẳn.

Ngôn ngữ lập trình

Có thể nói đây là yếu tố khác biệt lớn nhất giữa Flutter vs React Native, nếu bạn đang muốn tự học Flutter thì nên cân nhắc yếu tố này. Hiện nay, React Native đang sử dụng ngôn ngữ lập trình Javascript – một loại ngôn ngữ lập trình phổ biến và được đánh giá khá cao. Trong khi để xây dựng Flutter app thì người dùng cần phải sử dụng ngôn ngữ Dart.

Đây là một loại ngôn ngữ mới nên phần lớn lập trình viên còn chưa nắm được ngôn ngữ Dart để sử dụng Flutter là gì? Đó chính là một điểm bất lợi dành cho Flutter. Tuy nhiên, ngôn ngữ Dart vẫn có rất nhiều điểm mạnh khiến người dùng cân nhắc, đó chính là khả năng thích ứng nhanh, được đầu tư phát triển mạnh, thích hợp để code các native app,…

Có thể thấy mỗi loại nền tảng đều có ưu và nhược điểm riêng và để quyết định xem giữa Flutter vs React Native thì nên học cái gì hơn thì còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu, loại hình ứng dụng và sở thích của từng cá nhân.

Đọc thêm:

React Native Là Gì? Hoạt Động Như Thế Nào? Ưu Nhược Điểm Là Gì?

Về quan điểm của BMD Solutions thì React Native vẫn là một Framework đáng được học và sử dụng, bởi Flutter là một Framework Mới ra đờiÍt thư việnKhó code. Đó là lý do tại sao BMD Solutions chúng tôi chuyên sử dụng React Native. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết được Flutter là gì, cách cài đặt Flutter cũng như cân nhắc xem có nên tự học Flutter hay không nhé. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì liên quan tới giải pháp công nghệ, đừng ngại để lại câu hỏi, chúng tôi rất vui lòng được giải đáp cùng bạn! Và theo dõi web: bmd.com.vn thường xuyên nhé!



source https://bmd.com.vn/flutter-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 5 Ứng Dụng Đặt Tour Du Lịch Tốt Nhất

Các tính năng cần có khi thiết kế ứng dụng học tiếng Anh

Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của AI Trong Thực Tế