Framework Là Gì? Top 7 Framework Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Là một lập trình viên, có thể bạn đã biết Framework là gì. Thế nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về tất cả các loại framework cũng như những lợi ích thiết thực của nó trong việc áp dụng vào lập trình hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ cho các nhà phát triển lựa chọn được loại framework phù hợp để xây dựng các ứng dụng của mình.

Framework là gì?

Nói đơn giản, Framework chính là khung phần mềm được hình thành bởi những đoạn code, thư viện dữ liệu (library) nhằm giúp lập trình viên giảm bớt công đoạn trong quá trình xây dựng ứng dụng và website.

Nhờ các “vật liệu” sẵn có này, thay vì phải tự mình thiết kế thì giờ đây các lập trình viên chỉ việc “gắn kết” chúng lại, kết hợp với các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Nhìn chung Framework khá dễ sử dụng, tuy nhiên điều quan trọng nhất là bạn phải nắm được đâu là Framework phù hợp với ứng dụng của mình.

Các loại Framework phổ biến nhất hiện nay

Framework có rất nhiều loại dành cho cho Backend, Frontend, ứng dụng mobile như spring framework, framework php, java framework, net framework, các framework javascript,… Tuy nhiên xét về mức độ phổ biến thì BMD Solutions sẽ phân tích cho bạn về hai loại Framework được sử dụng nhiều nhất, đó chính là các web framework và mobile framework.

Mobile Framework

Vậy Mobile Framework là gì? Đây là tên gọi chung dành cho các loại framework sử dụng để lập trình ứng dụng di động. Mobile Framework giúp người phát triển phần mềm có thể code một lần và chạy trên cả hệ điều hành iOS lẫn Android. Nhờ đó lập trình viên có thể giảm thiểu thời gian phát triển phần mềm so với các cách thông thường khác.

Hiện nay hầu hết các Mobile Framework đều sử dụng Javascript làm ngôn ngữ phát triển.

Mobile Framework là gì

Web Framework

Dựa theo tên gọi chắc hẳn bạn đã hiểu được Web Framework là gì rồi phải không nào? Đây là các Framework sử dụng để sắp xếp và phát triển trang web.

Thông thường, để lập trình website thì các nhà phát triển cần kết hợp 3 ngôn ngữ thành phần là HTML, CSS và Javascript sau đó kết hợp với một ngôn ngữ máy chủ khác để tạo nên trang web. Đối với mỗi ngôn ngữ thành phần này, bạn có thể sử dụng các framework khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của website và ngôn ngữ đó.

Web Framework

Tìm hiểu về ưu nhược điểm của Framework

Là một phần quan trọng trong việc hình thành ứng dụng/ phần mềm/ trang web nên framework có rất nhiều ưu điểm như:

  • Framework giúp tiết kiệm tối đa thời gian và giảm thiểu công sức trong quá trình thiết kế ứng dụng, website;
  • Framework xây dựng sẵn một số tính năng chung cho phần mềm, bởi vậy, lập trình viên không cần xây dựng các tính năng này nữa mà chỉ cần đưa vào sử dụng;
  • Ưu điểm mạnh nhất của Framework là cho phép người dùng tuỳ ý mở rộng tính năng dựa trên nền tảng có sẵn. Bạn hoàn toàn có thể ghi đè, viết thêm các tính năng mới một cách dễ dàng;
  • Đặc biệt, hầu hết các Framework đều có tính kế thừa. Tức là các ứng dụng/ phần mềm/ website đều được kế thừa lại các cấu trúc hoặc tính năng trên nền sẵn có. Điều này không những thuận tiện trong quá trình xây dựng phần mềm mà còn giúp công tác bảo trì, nâng cấp sản phẩm nhanh chóng hơn.

Để sử dụng được Framework thành thạo thì bạn cũng cần tìm hiểu nhược điểm của Framework là gì. Mặc dù sở hữu khác nhiều ưu điểm kể trên nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng hầu hết các Framework đều có kích thước lớn. Do đó nó vừa không thích hợp để phát triển các ứng dụng nhỏ lại vừa làm tăng kích thước của phần mềm/ ứng dụng.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về bộ khung cần dùng để làm chủ nó và tuân thủ theo các quy tắc mà nó đề ra nữa nhé.

Lợi ích của Framework là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà Java framework, Net framework, các Framework Javascript và các Framework PHP phổ biến đến vậy. Các Framework này giúp lập trình viên làm việc nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn rất nhiều. Cụ thể:

  • Framework tạo nền tảng sẵn có giúp các dòng code nhất quán và ít xảy ra lỗi hơn;
  • Giúp mã hoá an toàn hơn;
  • Giảm thiểu tối đa các trường hợp code trùng lặp, code thừa;
  • Tối ưu thời gian phát triển ứng dụng;
  • Giúp việc kiểm thử và gỡ lỗi code trở nên dễ dàng hơn;
  • Được cải tiến liên tục về chức năng giúp người dùng có nhiều lựa chọn và tìm hiểu được nhiều phương pháp lập trình tốt hơn,…

Top 7 Framework phổ biến hiện nay

Sau khi biết Framework là gì thì BMD Solutions sẽ gợi ý cho bạn top 7 Framework đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Spring Framework

Spring Framework

Bạn có biết Spring Framework là gì? Đây là một loại Framework mã nguồn mở chứa IoC đảo ngược (Inversion of control) được sử dụng cho nền tảng Java. Phần đầu tiên của Spring Framework được Rod Johnson viết vào năm 2000. Điểm nổi bật của loại Framework này chính là nó có thể cung cấp các giải pháp hiệu quả để tạo ra ứng dụng thương mại phức tạp và có thể đưa các chức năng có độ khó cao/ ít phổ biến vào thực tế.

Các chức năng chính của Spring Framework có thể áp dụng được với bất kỳ ứng dụng Java nào. Một số tính năng chủ yếu có thể kể đến là:

  • Áp dụng lý thuyết đảo ngược quyền điều khiến giúp việc kết nối các chương trình ứng dụng trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Tính năng khung hình lập trình định dạng (AOP) giúp cung cấp các dịch vụ quản lý giao dịch.
  • Tính năng mô hình – giao diện – điều khiển (MVC) mang tới độ linh hoạt cao dành cho việc xây dựng ứng dụng mạng.
  • Spring Framework bao gồm mẫu hình chế xuất trừu tượng giúp bạn dùng được trong bất kỳ môi trường nào.

.NET Framework

.net framework

.NET là một framework phát triển phần mềm được thiết kế và hỗ trợ bởi Microsoft để cho phép tạo ra các ứng dụng web và máy tính để bàn dễ dàng. Đây là một nền tảng miễn phí phổ biến hiện được sử dụng cho rất nhiều loại ứng dụng khác nhau vì nó cung cấp môi trường lập trình cho hầu hết các giai đoạn phát triển phần mềm. .NET phù hợp nhất với các doanh nghiệp tìm kiếm nhiều tính năng như dịch vụ dựa trên web, phần mềm máy tính để bàn và hỗ trợ cơ sở hạ tầng đám mây.

Node.js

Node.js Framework là gì

Nếu bạn đã nắm vững về khái niệm Web Framework là gì thì chắc hẳn sẽ rất ưa chuộng Node.js. Đây là một hệ thống mã nguồn mở được tạo ra nhằm mục đích phát triển các ứng dụng web, mạng xã hội,… Ưu điểm của Framework này là có nguồn thư viện đa dạng, dữ liệu khổng lồ và có thể hoạt động ổn định trên nhiều nền tảng hệ điều hành.

React.js

React.js Framework là gì

Trong các Framework Javascript thì React.js được sử dụng phổ biến nhất bởi nó có khả năng kết nối hoạt động và đồng bộ dữ liệu một cách tuyệt vời. Đây là sản phẩm được tạo ra bởi đội ngũ Facebook nhằm phát triển trang mạng xã hội khổng lồ này!

Django

Django Framework

Framework Django được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python, bởi thế nó mang đầy đủ đặc tính của loại ngôn ngữ này. Một số ưu điểm của loại ngôn ngữ này có thể kể đến như:

  • Sử dụng mô hình MTV và ORM giúp dễ dàng tạo ra các trang web phức tạp dựa trên cơ sở dữ liệu;
  • Đa ngôn ngữ;
  • Nhiều tài liệu và cộng đồng người dùng lớn giúp bạn dễ dàng tiếp cận tìm hiểu;
  • Hỗ trợ sẵn giao diện quản lý admin;
  • Hỗ trợ Multi-site;
  • Dễ dàng mở rộng,…

Ngoài ra Django còn có đầy đủ các module, thư viện và nền tảng tính năng giúp bạn thiết kế website bảo mật nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bởi vậy đây là Framework cốt lõi trong các lĩnh vực IOT, IT Giants, tài chính,…

Cordova

Cordova Framework

Thay vì dựa vào các phần mềm được phát triển cho nền tảng riêng biệt thì Cordova phát triển các ứng dụng di động bằng CSS3, HTML5 và JavaScript. Đây là một trong những loại Framework rất nổi tiếng trong cộng đồng lập trình bởi ứng dụng được viết bởi Framework này thể chạy ổn định trên nhiều nền tảng khác nhau như iOS, Windows Phone, Android. Nhờ đó các lập trình viên có thể giảm tối đa thời gian và công sức lập trình.

Công ty phát triển ứng dụng sử dụng Framework React Native

BMD Solutions là một công ty chuyên thiết kế ứng dụng di động sử dụng Framework React Native. Việc sử dụng Framework này mang lại rất nhiều lợi ích khi phát triển ứng dụng mobile, nó có thể giúp giảm thiểu thời gian phát triển và giảm chi phí, bởi khi sử dụng React Native thì bạn có thể tạo ra app chạy trên cả Android và iOS. Để biết thêm về React Native bạn có thể xem tại đây: https://bmd.com.vn/react-native-la-gi-va-uu-nhuoc-diem-la-gi/

Laravel

laravel Framework

Và cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua Laravel. Đây là một trong các PHP Framework phổ biến nhất hiện nay. Framework này sở hữu nhiều tính năng tuyệt vời giúp lập trình viên thỏa sức sáng tạo. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp một hệ sinh thái và bộ lưu trữ lớn cùng công cụ tạo template mạnh mẽ cho phép bạn thực hiện các thao tác “khó nhằn” một cách dễ dàng.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về Framework mà BMD Solutions muốn truyền tải tới bạn đọc. Nếu bạn chưa phải một lập trình viên chuyên nghiệp thì điều quan trọng nhất là phải hiểu Framework là gì và kiểm soát được nó trước khi bắt tay vào các dự án phức tạp nhé.



source https://bmd.com.vn/framework-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 5 Ứng Dụng Đặt Tour Du Lịch Tốt Nhất

Các tính năng cần có khi thiết kế ứng dụng học tiếng Anh

Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của AI Trong Thực Tế