Bootstrap Là Gì? Ưu Điểm và Tính Năng Chính Của Bootstrap

Bootstrap không phải thuật ngữ mà tất cả lập trình viên đều nắm rõ. Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu đến lĩnh vực này và không hiểu Bootstrap là gì và cách sử dụng Bootstrap thì bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Bootstrap là gì?

Bootstrap là một trong những framework thông dụng nhất hiện nay, nó được sáng tạo bởi Mark Otto và Jacob Thornton tại Twitter. Chính bởi vậy nên nó sở hữu hàng loạt các ưu điểm vượt trội hơn các framework khác ra mắt cùng thời điểm.

Bootstrap là gì

Để trả lời cho câu hỏi Bootstrap là gì thì rất đơn giản. Đó là “bộ khung” được cấu thành bởi các mã nguồn mở và công cụ để tạo ra website bao gồm HTML template, CSS template, JavaScript template,… giúp phát triển website nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chính bởi vậy, sử dụng Bootstrap là giải pháp hoàn hảo để thiết kế website, đặc biệt là khi khách hàng của bạn có nhu cầu cao về khả năng tương thích với điện thoại đấy nhé.

Ưu điểm của Bootstrap

Không phải ngẫu nhiên mà Bootstrap trở thành framework được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới và được dùng hầu hết trong các mẫu thiết kế website. Khi thiết kế website với Bootstrap, bạn sẽ nhận thấy một số ưu điểm nổi trội như:

  • Nền tảng tối ưu: Nếu đã thử sử dụng Bootstrap, bạn sẽ thấy framework này mang tới khả năng lập trình tối ưu cho người dùng bởi nó sở hữu một hệ thống thư viện lưu trữ thông tin khổng lồ cùng rất nhiều công cụ hỗ trợ thiết kế website khác. Bên cạnh đó, Bootstrap còn nổi tiếng với khả năng tương thích cao với nhiều trình duyệt/ thiết bị. Nhờ đó bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian và chi phí cho việc kiểm thử phần mềm đấy.
  • Dễ sử dụng: Bootstrap là một framework dễ sử dụng, được hỗ trợ bởi cộng đồng người dùng lớn trên toàn cầu. Và đây cũng là lợi thế đáng kể khi sử dụng Bootstrap đấy nhé.
  • Hoạt động hiệu quả: Lập trình viên có thể dễ dàng phát triển giao diện website một cách nhanh chóng với Bootstrap. Ngoài ra, Bootstrap có khả năng sử dụng grid system giúp hỗ trợ phản hồi và viết code theo xu hướng ưu tiên mobile. Nhờ đậy khách hàng sẽ không cần lo lắng việc website của mình có thể chạy trên nền tảng di động hay không nữa.
  • Tuỳ biến: Nếu bạn đã hiểu Bootstrap là gì thì chắc hẳn sẽ còn thích thú hơn nữa khi biết được khả năng tùy biến tuyệt vời của nó. Bootstrap có thể giúp người dùng thay đổi các thuộc tính mặc định để phù hợp với chương trình bạn thiết kế và bạn có thể chỉnh sửa trực tiếp trên mã nguồn của bootstrap nữa nhé.
  • Hỗ trợ SEO: Tất nhiên rồi, thiết kế website với bootstrap thì không thể bỏ qua yếu tố SEO giúp đưa website của bạn lên hàng đầu trong các công cụ tìm kiếm rồi phải không nào? Google đã cập nhật thuật toán tìm kiếm, Responsive là một yếu tố rất quan trọng để đưa từ khóa lên top, và Bootstrap sở hữu điều đó!
Ưu điểm bootstrap là gì

Những tính năng chính của Bootstrap là gì?

Để mang lại hàng loạt các ưu điểm kể trên thì Bootstrap cũng phải được trang bị các tính năng tương ứng. Trên thực tế, Bootstrap có rất nhiều tính năng khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi sẽ chỉ liệt kê ra 3 tính năng nổi bật nhất của Bootstrap là gì để giúp bạn dễ tiếp cận hơn nhé.

  • Bootstrap bao gồm các tập tin CSS, Fonts và JavaScript được biên dịch và nén lại, nhờ đó nó có thể giúp bạn tích hợp hệ thống với nhiều mã nguồn mở và thiết kế website một cách dễ dàng.
  • Tính năng tùy chỉnh linh hoạt của Bootstrap là công cụ hữu ích giúp lập trình viên rút ngắn công đoạn thiết kế nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng vốn có.
  • Bootstrap cung cấp hệ thống thư viện khổng lồ như một nguồn tài nguyên có sẵn để người dùng thỏa sức sáng tạo. Bên cạnh đó, nếu muốn tích hợp jQuery khi sử dụng Bootstrap, bạn chỉ cần khai báo các tính năng sử dụng trong quá trình thiết kế web là xong. Vô cùng nhanh chóng và dễ dàng phải không nào?
Tính năng chính của Bootstrap là gì
Bootstrap cung cấp thư viện khổng lồ cho lập trình viên

3 file chính của Bootstrap là gì?

Bootstrap.CSS, Bootstrap.JS và Glyphicons chính là 3 File chính giúp quản lý các chức năng của Website và giao diện người dùng khi thiết kế website bằng Bootstrap. Cùng đi chi tiết hơn vào các file này nhé.

Bootstrap.CSS

Từ giờ bạn sẽ không cần phải tốn thời gian để chỉnh sửa thủ công các thiết kế nhỏ nữa, Bootstrap.CSS sẽ giúp bạn làm điều đó. Bootstrap.CSS là một framework CSS có chức năng quản lý và sắp xếp bố cục website, nó cần được tồn tại song song với HTML để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh.

Hàm CSS bao gồm cả hình ảnh, định dạng bảng, bố cục hình, do đó bạn có thể thoải mái sáng tạo và thiết kế website với bootstrap nhé.

Bootstrap.JS

Thế còn Bootstrap.JS là gì nhỉ? Đây chính là một trong 3 file không thể thiếu khi sử dụng Bootstrap bởi nó chứa các file JavaScript, mã nguồn mở giúp người dùng thêm nhiều chức năng vào website của mình. Một số chức năng quan trọng của Bootstrap.JS là thực hiện yêu cầu của Ajax, tạo hình động tuỳ chỉnh bằng các thuộc tính của CSS, thêm nội dung cho website, tạo tiện ích bằng bộ sưu tập Plugin JavaScript…

Chính bởi vậy để tạo nên phần động của một website thì bạn không thể thiếu đi Bootstrap.JS.

Glyphicons

Nếu các thuộc tính Element HTML và CSS giúp tạo nên phần tĩnh của website, Bootstrap.JS quyết định phần động thì Glyphicons lại là yếu tố cuối cùng để hoàn thiện website của bạn. Khi thiết kế website với Bootstrap, các nhà phát triển phần mềm có thể sử dụng file này để tạo icons cho trang web thông qua hệ thống thư viện khổng lồ được tích hợp trong framework này. Tùy theo nhu cầu cá nhân mà bạn có thể dùng bản miễn phí hoặc trả phí để trang Web trông đẹp và nổi bật hơn.

Hướng dẫn cách sử dụng Bootstrap

Bootstrap dễ sử dụng, bất kỳ ai chỉ có kiến thức cơ sở về HTML, CSS đều có thể bắt đầu sử dụng Bootstrap. Cách nhanh nhất để sử dụng Bootstrap là gì? Đó chính là tải phiên bản ổn định nhất của Bootstrap hiện tại (Bootstrap 3) tại website Getboostrap.com.vn và làm theo các bước cơ bản sau:

  • Nhúng 3 tập tin bootstrap.min.css, jquery.min.js và bootstrap.min.js trong thư mục bootstrap vào trang index.html.
  • Tiếp đó tạo nội dung Bootstrap nằm ở trong thẻ <body> với các nội dung phù hợp với sản phẩm trang web yêu cầu.
  • Tiếp đó thêm JavaScript lõi Bootstrap và chỉnh sửa giao diện cho website của mình

Nhìn chung với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu Bootstrap là gì và bắt đầu sử dụng Bootstrap thì chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với một khóa học lập trình ngắn để được đào tạo bài bản hơn về từng bước cụ thể. Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản nhất để bạn hình dung rõ hơn về Framework này.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn! Thường xuyên truy cập https://bmd.com.vn/ nhé!



source https://bmd.com.vn/bootstrap-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 5 Ứng Dụng Đặt Tour Du Lịch Tốt Nhất

Các tính năng cần có khi thiết kế ứng dụng học tiếng Anh

Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của AI Trong Thực Tế