Công Nghệ Blockchain Là Gì? Ứng Dụng Của Blockchain Trong Thực Tế

Ra đời năm 2008 vào thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Blockchain đã tạo một “tiếng nổ” lớn với vô vàn công dụng nổi bật và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống. Cho đến ngày nay “siêu công nghệ” này vẫn đang được toàn thế giới quan tâm. Cùng chúng mình tìm hiểu xem công nghệ Blockchain là gì cũng như những ứng dụng nổi bật của Blockchain nhé!

Định nghĩa Blockchain là gì?

Blockchain là một công nghệ cho phép chúng tôi phân phối và đồng bộ hóa dữ liệu giữa các bên khác nhau, sử dụng mật mã (bao gồm cả mã hóa) để bảo mật dữ liệu và đảm bảo mọi hành vi giả mạo là hiển nhiên.

Đây là một loại công nghệ sổ cái phân tán và đặc biệt trong các dịch vụ tài chính, có thể được sử dụng để phân cấp xử lý thương mại bằng cách cho phép các giao dịch ngang hàng trực tiếp đơn giản hơn.

Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu chính bởi vậy, một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì hầu như sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Điểm ưu việt của công nghệ Blockchain là gì? Đó chính là thông tin của Blockchain không chỉ nằm trên một máy chủ duy nhất. Toàn bộ dữ liệu sẽ được tự động phân tán và sao lưu trên nhiều máy chủ khác nhau có kết nối với hệ thống blockchain. Nhờ đó tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy và kiểm tra được giao dịch của mình.

Công nghệ Blockchain là gì

Nếu công nghệ Blockchain được coi như là “sổ cái” để ghi nhận toàn bộ giao dịch phát sinh trong hệ thống thì Bitcoin được coi là đồng tiền hợp pháp để giao dịch trong cộng đồng này. Lời nhắn: “The Times 03/01/2009 Bộ trưởng tài chính trước quyết định giải cứu ngân hàng lần hai” được để lại khi khối bitcoin nguyên thuỷ ra đời. Từ đó mọi người có thể hiểu nguyên nhân ra đời của loại hình giao dịch tiền ảo này rồi phải không nào?

Đó chính là việc hệ thống ngân hàng kiểm soát toàn bộ giao dịch tiền tệ trên thị trường nhưng nếu hệ thống ngân hàng gặp trục trặc gì thì nhà nước sẽ đổ tiền thuế của dân để vực dậy ngân hàng khỏi khủng hoảng đó. Đồng tiền Bitcoin ra đời nhằm mục đích tạo ra một đồng tiền ưu việt không do bất cứ tổ chức nào kiểm soát, có mức lạm phát và phí giao dịch tương đương bằng 0 trên toàn cầu!

Nguyên lý làm việc của Blockchain

Vậy bạn có thắc mắc nguyên lý làm việc của Blockchain là gì mà lại có thể tạo ra hệ thống giao dịch tiền tệ khác biệt không? Rất đơn giản.

Trong các dịch vụ tài chính, blockchain sử dụng một hệ thống máy tính để ghi lại, chia sẻ và đồng bộ hóa thông tin về các giao dịch thương mại. Có ba giai đoạn đối với blockchain:

  • Đầu tiên, một bản ghi được lập về mỗi giao dịch xảy ra.
  • Thứ hai, bản ghi của một giao dịch riêng lẻ được kiểm tra bởi các máy tính trong mạng để đảm bảo rằng nó hợp lệ. Nếu điều này được xác nhận, thì các bản ghi riêng lẻ được nhóm lại với nhau thành một “khối”.
  • Cuối cùng, mỗi khối chứa một băm (một mã được mã hóa duy nhất) liên kết nó với các khối khác để tạo thành một chuỗi – do đó có tên là “blockchain”.

Do cách các bản ghi được nhóm và liên kết với nhau, một khi bản ghi của một giao dịch hoặc giao dịch đã được thêm vào hệ thống, gần như không thể.

Nguyên lý làm việc của công nghệ Blockchain

Có ba cơ chế kỹ thuật khác nhau cho phép blockchain hoạt động:

  1. Chuỗi – có các chuỗi liên kết tất cả dữ liệu (tức là các bản ghi của các giao dịch) với các giao dịch trước đó
  2. Đồng thuận  – đây là cách đạt được thỏa thuận giữa các bên khác nhau về tính đồng bộ và tính hợp lệ của dữ liệu trong chuỗi
  3. Nhân rộng – đây là cách dữ liệu được chia sẻ và mức độ chia sẻ dữ liệu khác nhau giữa các ứng dụng blockchain khác nhau

Phân loại Blockchain

Blockchain hiện đang được áp dụng rất nhiều tại các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Bởi tính ứng dụng tĩnh tiễn cao và độ bảo mật tuyệt vời của công nghệ Blockchain mà rất nhiều quốc gia đang đầu tư phát triển thêm cho hệ thống này để tạo nên nhiều loại khác nhau phù hợp với nhu cầu tăng cao. Yếu tố phân loại công nghệ Blockchain là gì? Về cơ bản Blockchain được phân làm 3 loại dựa theo mức độ bảo mật:

  • Private: Loại Blockchain này ở chế độ riêng tư, một số tổ chức có thể không cho phép người dùng đọc dữ liệu. Loại Blockchain Private được thực hiện khá nhanh bởi chỉ có một lượng nhỏ thiết bị có thể tham gia xác thực giao dịch.
  • Permissioned: Hay còn gọi là Consortium, một dạng của Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định để sử dụng trong một hệ thống riêng biệt.
  • Public: Đây là ứng dụng Blockchain công khai – dự án mã nguồn mở, nó cho phép toàn bộ người dùng ghi nhận và xác thực dữ liệu.

Những ưu điểm của công nghệ Blockchain

Ưu điểm của công nghệ Blockchain

Nguyên nhân khiến cho công nghệ Blockchain nổi tiếng là gì? Đó chính là hệ thống này sở hữu hàng loạt ưu điểm nổi trội như:

  • Tăng hiệu suất làm việc của hệ thống: Công nghệ Blockchain sử dụng hàng triệu máy tính hoạt động trong cùng một hệ thống, nhờ đó hiệu suất hoạt động sẽ tối ưu hơn.
  • Tính năng bảo mật tốt hơn: Với nguyên lý hoạt động chặt chẽ của mình, hệ thống Blockchain không để lộ ra bất kỳ một khe hở nào có thể được tận dụng để đánh sập hệ thống. Thậm chí người ta còn nghiên cứu rằng chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain.
  • Tính ổn định: Ba yếu tố nodes operator (nút toán tử), miners (người dùng Bitcoin) và exchange (giao dịch) luôn đạt được sự đồng thuận tối đa, nhờ vậy, “sổ cái” Blockchain luôn được giữ ở trạng thái ổn định.
  • Xử lý nhanh hơn: Công nghệ Blockchain cho phép thực hiện giao dịch mà không cần một bên trung gian nào cả, nhờ đó mọi giao dịch được xử lý rất nhanh.
  • Nền tảng phi tập trung: Đồng tiền Bitcoin không bị sở hữu bởi bất kỳ tổ chức nào. Bởi vậy chủ sở hữu có toàn quyền kiểm soát hệ thống của mình.
  • Tính khắc phục: Với công nghệ ứng dụng Blockchain, con người có thể giải quyết mọi vấn đề liên quan đến gian lận tiền tệ và khắc phục những bất cập còn tồn tại trong phương pháp giao dịch truyền thống. Thật tuyệt vời phải không nào?

Đọc thêm:

Fintech là gì?

Nhược điểm của Blockchain là gì?

Nếu muốn công nghệ Blockchain phát triển hơn nữa trong tương lai, bạn cần nắm được các nhược điểm của Blockchain là gì để từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Một số nhược điểm xuất phát từ chính ưu điểm của chính hệ thống này như:

  • Khó sửa đổi dữ liệu: Dữ liệu trong hệ thống blockchain gần như là sẽ tồn tại vĩnh viễn và không thể sửa đổi. Tuy nhiên với một số dạng thông tin thì người dùng vẫn có thể thực hiện sửa đổi nếu phát hiện sai sót. Tuy nhiên sẽ rất khó và phức tạp.
  • Tấn công 51%: Tại sao lại gọi như vậy? Bởi hệ thống an toàn gần như tuyệt đối của ứng dụng Blockchain vẫn có thể bị tấn công khi có một đơn vị kiểm soát hơn 50% mạng lưới. Điều này sẽ làm phá vỡ cấu trúc vốn có của toàn bộ hệ thống.

Và ngoài ra còn một nhược điểm khá bất cập của công nghệ Blockchain, đó chính là mỗi người dùng sẽ có một chìa khoá cá nhân ảo. Vậy tức là người dùng đánh mất chìa khoá đó thì nguy cơ rủi ro rất cao, tiền sẽ bị mất và khó có thể lấy lại.

Bên cạnh đó vấn đề tiêu hao điện năng cũng được nhắc đến trong thời kỳ này. Bởi hệ thống vận hành cần số lượng điện năng tiêu thụ lớn. Các nhà phát triển hệ thống vẫn đang tiếp tục cải tiến và tin rằng những bất cập này sẽ được khắc phục trong tương lai. Dù thế nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng công nghệ Blockchain đã, đang và sẽ tác động lớn tới mọi mặt đời sống toàn cầu!

Ứng dụng công nghệ Blockchain vào thực tế

Một công nghệ quá đỗi tuyệt vời như vậy thì tất nhiên sẽ được ứng dụng nhiều trong thực tế. Phần lớn người vẫn chỉ nghĩ Blockchain chỉ liên quan tới “dân tài chính” và không biết ứng dụng của Blockchain là gì trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, hãy để chúng tôi giải đáp thắc mắc đó cho bạn!

ứng dụng của công nghệ Blockchain

Cùng kể tên một số ứng dụng của công nghệ Blockchain trong thực tế nhé:

  • Đối với người tiêu dùng: Người dùng có thể sử dụng ứng dụng Blockchain để nhập hàng hoá, kiểm soát chất lượng hàng và giao dịch tiền tệ trong hệ thống.
  • Đối với sản xuất: Lập trình Blockchain giúp con người giám sát quy trình sản xuất, hàng tồn kho, phân phối, chất lượng, thông tin giao dịch… một cách thông minh và chính xác gần như tuyệt đối!
  • Đối với lĩnh vực y tế: Hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai số hoá thông tin trong quá trình quản lý dữ liệu, và chăm sóc sức khỏe là một lĩnh vực trong số đó. Công nghệ Blockchain giúp bạn quản lý tài sản, lưu trữ thông tin bệnh nhân, quản lý kho thuốc, đặt lịch khám bệnh, thanh toán cho các thiết bị y tế và hàng loạt ứng dụng hay ho khác.
  • Đối với dịch vụ tài chính ngân hàng: Rõ ràng, đây là lĩnh vực được tác động mạnh mẽ nhất bởi công nghệ Blockchain. Nhờ công nghệ này, ngân hàng có khả năng bảo mật tốt hơn, nâng cấp hệ thống, hạn chế các rủi ro trong quá trình thanh toán và xác thực thông tin khách hàng chính xác hơn.

Ngoài ra, lập trình Blockchain còn giúp người dùng trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, nông nghiệp, bán lẻ, thương mại du lịch, truyền thông, vận tải,… nữa nhé.

Những cuốn sách về Blockchain

Nếu bạn đang muốn học hỏi thêm về Blockchain hoặc hướng đến mục tiêu lập trình Blockchain chuyên nghiệp thì các đầu sách hữu ích là không thể thiếu. bmd.com.vn sẽ giới thiệu tới bạn một số cuốn sách thú vị như:

  • Bản chất của Blockchain, bitcoin, tiền điện tử, hợp đồng thông minh và tương lai của tiền tệ.
  • Blockchain và tương lai của tiền tệ.
  • BITCOIN: Bong bóng tài chính hay tương lai của tiền tệ.
  • BLOCKCHAIN: Khởi nguồn cho một nền kinh tế mới
  • Cuộc cách mạng Blockchain.
  • Kỷ nguyên tiền điện tử.

Đây đều là những đầu sách không thể bỏ qua nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về hệ thống này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ công nghệ Blockchain là gì cũng như các ứng dụng của Blockchain trong mọi mặt đời sống.



source https://bmd.com.vn/cong-nghe-blockchain-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 5 Ứng Dụng Đặt Tour Du Lịch Tốt Nhất

Dịch vụ thiết kế zalo mini app uy tín chuyên nghiệp

Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lớn mạnh hơn