10 Mẫu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đẳng cấp

Hiện nay, bộ nhận diện thương hiệu được coi là phần quan trọng không thể thiếu. Nó giúp doanh nghiệp nâng cao tầm ảnh hưởng, tạo dấu ấn khác biệt với khách hàng. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu càng đẹp mắt, sáng tạo thì hiệu quả quảng bá càng cao. Vậy hãy cùng BMD tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nên thiết kế bộ nhận diện thương hiệu?

Bộ nhận diện thương hiệu, hiểu một cách đơn giản chính là các yếu tố mang tính hữu hình. Nó có nhiệm vụ đại diện cho thương hiệu một cách trực quan, truyền tải thông tin tới khách hàng. Trên thế giới đã từng có những doanh nghiệp sẵn sàng chi một khối tiền khổng lồ vào việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Bởi nó cùng lúc mang tới nhiều lợi ích tích cực như:

Tại sao thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
  • Tạo tính chuyên nghiệp cho thương hiệu: Khách hàng sẽ ấn tượng vì tính độc lập và khác biệt của thương hiệu. Tạo tiền đề để họ phân biệt với hàng giả, hàng nhái, nhận ra đâu ra giá trị thật.
  • Gây sự tò mò và hiệu ứng marketing: Bộ nhận diện độc đáo và có chút khó hiểu sẽ kích thích tính tò mò ở khách hàng. Để thỏa mãn bản thân, họ sẽ tiến hành tìm hiểu ý nghĩa của bộ nhận diện đó. Nhờ vậy, doanh nghiệp được biết đến một cách dễ dàng và ấn tượng hơn.
  • Thể hiện đặc điểm ngành nghề, giá trị riêng của doanh nghiệp: Ví dụ như cửa hàng cà phê sẽ lấy biểu tượng hạt hoặc cốc cà phê. Hãng thời trang mẹ bé sẽ lấy biểu tượng một bà bầu,… Bộ nhận diện ít nhiều chứa trong nó thông tin của doanh nghiệp.
  • Phù hợp với xu thế chung của thị trường: Hiện nay thiết kế bộ nhận diện thương hiệu được xem là điều không thể thiếu với các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu bạn bỏ qua nó thì bạn đang mắc phải thiếu sót lớn. Khách hàng sẽ mất đi cơ sở để ghi nhớ và tin tưởng vào doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Các yếu tố cơ bản của bộ nhận diện thường bao gồm:

Bộ nhận diện thương hiệu
  • Biểu tượng: Còn gọi là logo của hãng, là yếu tố quan trọng nhất trong bộ nhận diện. Biểu tượng có thể được triển khai dưới dạng hình ảnh hoặc chữ viết.
  • Câu khẩu hiệu (Slogan): Thể hiện tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp. Câu càng ngắn và mang tính độc đáo thì hiệu quả quảng bá càng cao. Ví dụ như Shopee “Mua hết ở Shopee”, Viettel “Hãy nói theo cách của bạn”, Biti’s “Nâng niu bàn chân Việt”,…
  • Danh thiếp (Card Visit): Là tấm thẻ có kích thước nhỏ, tương đương với kích thước chứng minh thư. Nó chứa các thông tin như logo, tên thương hiệu, slogan và cách thức liên hệ với doanh nghiệp. Danh thiếp dùng để trao cho khách hàng hoặc đối tác để họ dễ liên lạc khi có nhu cầu.
  • Phong bì thư: Khi cần trao đổi về giấy tờ, doanh nghiệp nên sử dụng mẫu phong bì riêng. Nó tạo dấu ấn về sự chuyên nghiệp, cẩn thận trong công việc. Đồng thời mang tới sự lịch thiệp, gọn gàng cho giấy tờ được giao.
  • Hóa đơn: Hóa đơn cũng là ấn phẩm nên được thiết kế riêng. Ở góc trên bên trái hoặc phải bill, bạn có thể để tên và logo doanh nghiệp. Việc này giúp các giao dịch trở nên rõ ràng, có giá trị chứng minh về pháp lý khi cần.
  • Thẻ và đồng phục nhân viên: Giúp tạo nên tính đoàn kết, bình đẳng trong nội bộ công ty. Với người ngoài, nó gây ấn tượng về môi trường làm việc chuyên nghiệp, bài bản.

Các mẫu thiết kế nhận diện thương hiệu tiêu biểu

Spotify

Spotify

Spotify là một nền tảng nghe nhạc phổ biến tại Thụy Điển. Thời điểm mới ra mắt, thương hiệu này sở hữu một logo dạng chữ có phần hơi “lúa”. Biểu tượng âm lượng được đặt trên chữ “O”. Nhưng sau đó, hãng quyết định tách biểu tượng này ra riêng biệt và đặt lên trước “Spotify”.

Australian Open

Australian Open quyết định làm lại logo vào năm 2016. Thay vì việc dàn trải nguyên dòng chữ “Australian Open” ra thì nhà thiết kế chỉ để lại chữ “AO”. Việc này giúp cho thương hiệu trở nên nổi bật, khỏe khoắn như tinh thần mà họ muốn truyền tải.

Android

Android

Đây là tên gọi của một hệ điều hành nổi tiếng, gắn liền với những hàng điện thoại lớn như SAMSUNG, Huawei, Xiaomi,… Trước kia biểu tượng của Android là hình một con robot màu xanh lá mạ. Sau này, hãng giản lược đi chỉ còn giữ lại phần đầu và thay bằng màu xanh neon.

Discovery

Kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ này từng có một logo khá chật chội. Trong một vòng tròn, nhà thiết kế đặt một chữ D, một quả địa cầu và chữ “Discovery”. Tuy nhiên ngày nay vòng tròn đó đã được phá bỏ, dòng chữ “Discovery” được trình bày dàn trải hơn.

Xiaomi

xiaomi

Xiaomi từng gây choáng vì mất tới hơn 2 triệu nhân dân tệ (7 tỷ đồng) cho một phi vụ thay đổi logo gần như….chẳng có gì khác mấy. Tuy nhiên, việc này đã giúp cho hãng có được hiệu ứng marketing tốt hơn bao giờ hết.

Toyota

Toyota là thương hiệu khá chuộng màu đỏ. Trước kia logo của hãng là biểu tượng kim loại sáng bóng và dòng chữ “Toyota” màu đỏ bên dưới. Sau đó, hãng tiến hành đổi màu và thêm nền cho biểu tượng kim loại. Dòng chữ “Toyota” được đổi thành màu đen.

Zara

zara

Việc thay đổi logo của Zara chỉ xoay quanh việc thay đổi phông chữ. Logo cũ có phông chữ to, lùn. Logo mới các ký tự xô vào nhau và tạo cảm giác chồng chéo. Dù là như thế nào thì thương hiệu này cũng luôn cho thấy sự đẳng cấp và khác biệt.

Spartan

Spartan là một câu lạc bộ dành cho những người yêu Golf. Biểu tượng của hãng rất độc đáo. Nó là tích hợp của hai hình ảnh người đàn ông đánh golf với khuôn mặt một chiến binh đội mũ giáp.

Le Tour de France

Le Tour de France

Le Tour de France sử dụng logo dạng chữ, nhưng vẫn tạo dấu ấn khác biệt với chữ “R”. Nhìn kỹ thì nó chính là hình ảnh một người đang đạp xe.

Coffee Night

Để làm rõ ý nghĩa của tên gọi “Cà phê buổi đêm”, nhà thiết kế đã vẽ hình ảnh một cốc cà phê. Đám bọt nổi trên đó tạo thành hình mặt trăng khuyết rất có hồn.

App bán hàng giúp quảng bá thương hiệu như thế nào?

Hiện nay những thương hiệu lớn đều hướng tới việc xây dựng app bán hàng riêng. Bên cạnh ưu điểm trong việc nhận đơn, quản lý, thống kê,… app bán hàng còn mang lại hiệu quả marketing rất lớn.

  • Tạo dấu ấn về bộ nhận diện thương hiệu: Giao diện của app bao giờ cũng thể hiện những đặc trưng riêng của doanh nghiệp. Ví dụ như tông màu, biểu tượng, chuông thông báo, slogan,…
  • Quảng bá miễn phí về các chiến dịch: Khi có sự kiện đặc biệt, doanh nghiệp sẽ tiến hành truyền thông lên các phương tiện. App cũng nằm trong số đó. Nhưng sự khác biệt là khi đăng tải lên mạng xã hội, kênh truyền hình, doanh nghiệp phải trả phí. Còn khi đăng tải lên app thì không.
  • Thông tin đầy đủ tới khách hàng: Tại app, các thông tin về giá thành, ưu đãi, tính năng,… của sản phẩm đều được ghi rõ ràng. Nó giúp bạn không cần tốn nhân lực để ngồi tư vấn, thúc đẩy mua hàng.

Nhìn chung, app bán hàng sẽ làm gia tăng hiệu quả của việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. BMD Solutions cung cấp dịch vụ làm app bán hàng theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp. Bạn hãy truy cập BMD Solutions để được tư vấn rõ hơn nhé!

Nguồn tham khảo: https://bmdsolutions.vn/mau-thiet-ke-bo-nhan-dien-thuong-hieu/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 5 Ứng Dụng Đặt Tour Du Lịch Tốt Nhất

Dịch vụ thiết kế zalo mini app uy tín chuyên nghiệp

Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp lớn mạnh hơn