Các chiến lược phát triển thương hiệu mang lại hiệu quả cao
Kinh tế mở cửa khiến nhiều người bắt tay vào thực hiện giấc mơ khởi nghiệp. Tại Việt Nam, dự tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp. Điều đó tạo nên một thị trường sôi động, đa màu sắc song cũng khiến mỗi công ty phải đối diện với sức cạnh tranh lớn. Đề ra chiến lược phát triển thương hiệu khoa học, bài bản là điều nên làm. Hãy cùng BMD phân tích rõ hơn vấn đề đó trong bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là phát triển thương hiệu? Phát triển thương hiệu là việc dựa vào sự lớn mạnh, uy tín của thương hiệu để mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng quy mô sản xuất. Cùng với đó là việc đa dạng hóa hoặc chuyên môn hóa những mặt hàng mang tính chiến lược.
Một ví dụ để cho bạn đọc dễ hiểu hơn: Cùng là kinh doanh gà rán, nhưng cửa hàng của bạn luôn ít khách hơn KFC hoặc Jollibee. Độ ngon có thể giống nhau, dịch vụ chăm sóc khách hàng có thể đều chuyên nghiệp. Nhưng sự khác biệt là cửa hàng của bạn nhỏ lẻ còn KFC và Jollibee là thương hiệu lớn. Sự tin tưởng mà khách hàng mặc định cho những thương hiệu lớn chính là yếu tố tiên quyết trong cuộc cạnh tranh này.
Như vậy, có thể thấy phát triển thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh:
- Tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng về những ưu điểm riêng của doanh nghiệp. Từ đó, các sản phẩm mang thương hiệu doanh nghiệp sẽ dễ dàng đi vào tâm trí người mua;
- Cho thấy sự chuyên nghiệp và giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường;
- Giúp tăng mức độ trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Qua các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy có tới 72% người chấp nhận trả giá sản phẩm cao hơn cho thương hiệu mà họ yêu mến.
- Thúc đẩy doanh thu cao hơn, tạo tiền đề cho việc mở rộng thị trường;
- Dễ dàng xây dựng lòng tin với các đối tác; đồng thời thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về cho doanh nghiệp.
Các chiến lược phát triển thương hiệu
Có thể thấy, chiến lược phát triển thương hiệu không chỉ mang tới lợi ích cho doanh nghiệp về mặt đối ngoại mà còn là đối nội. Một số chiến lược hay mà bạn có thể tham khảo là:
Tận dụng các kênh bán hàng trực tuyến và mạng xã hội
Đa phần các đơn vị kinh doanh hiện nay đều có website riêng. Đồng thời họ cũng lập những trang fanpage trên các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Twitter,… Tất cả những kênh thông tin này đều giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ hơn. Nó không chỉ lôi kéo, thúc đẩy mua hàng mà còn trở thành một “điểm tựa” về kiến thức, giúp khách hàng trao đổi các thông tin dễ dàng.
Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu
Thông qua logo và bộ nhận diện, khách hàng sẽ đánh giá cao hơn về tính độc lập của doanh nghiệp trên thị trường. Khi làm logo, bạn nên thiết kế sao cho hài hòa, bắt mắt mà không quá rối. Có những thương hiệu lớn trên thế giới sở hữu những logo rất đơn giản nhưng họ vẫn thành công. Sự khác biệt chính là đẳng cấp và chất lượng đi cùng với thương hiệu đó.
Chạy quảng cáo theo nhiều phương thức khác nhau
Cách quảng cáo truyền thống mà chúng ta thường thấy là dán poster, phát tờ rơi,… Nếu có kinh phí nhiều hơn, doanh nghiệp có thể xây dựng những đoạn video và phát trên kênh truyền hình quốc gia. Một loại hình nữa tiết kiệm mà lại đạt hiệu quả cao là chạy quảng cáo Facebook, Google,… Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập các diễn đàn, group chia sẻ kiến thức. Qua đó, thực hiện seeding (tâm lý đám đông) để tác động tới hành vi mua hàng của khách hàng.
Đừng quên chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng
Chất lượng sản phẩm vẫn là điều quan trọng nhất níu chân khách hàng ở lại. Do vậy, bên cạnh việc chăm chút cho thương hiệu, thì hãy tập trung cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Làm được điều đó, bạn sẽ giảm dần được các chi phí cho hoạt động marketing.
Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Apple và Oppo. Một bên – Apple nổi tiếng với chất lượng. Còn một bên là Oppo – nổi tiếng nhiều với hình thức quảng cáo hơn là chất lượng sản phẩm.
App bán hàng giúp quảng bá và phát triển thương hiệu
Xây dựng app bán hàng cũng là một trong những chiến lược phát triển thương hiệu hay. Nó được hiểu là một ứng dụng cài đặt vào điện thoại thông minh của người dùng. Ưu điểm của việc lập app bán hàng là:
Giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng 24/7
Nếu như bố trí nhân lực làm việc thủ công, thì dịch vụ chăm sóc khách hàng chỉ giới hạn trong thời gian họ làm việc. Nhưng nếu như sử dụng app, nó sẽ tự động trả lời tin nhắn để giải đáp cho người mua. Việc đó sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Thúc đẩy phát triển thương hiệu nhanh chóng
Mỗi khi truy cập vào app, người dùng sẽ nhìn thấy logo và tên thương hiệu. Điều đó càng ăn sâu vào tiềm thức của họ hơn mỗi khi nhìn thấy thương hiệu ở bất kỳ kênh truyền thông nào khác. Bởi vậy nên hình đại diện của App nên có sự đồng nhất với logo thương hiệu. Chỉ cần mở điện thoại ra thôi là họ có thể thấy thương hiệu bạn luôn đồng hành bên mình.
Kênh tiếp thị tuyệt vời nhất
Các hoạt động marketing được tiến hành trên app luôn đem lại hiệu quả rất tích cực. Nó vừa tiết kiệm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp, vừa mang lại trải nghiệm mới mẻ và thích thú cho người dùng. Sự tiện lợi nằm ngay ở trên đầu ngón tay họ. Chỉ bằng một vài thao tác là toàn bộ chiến dịch marketing của doanh nghiệp đã được truyền tải thành công.
Với những ý nghĩa trên, việc phát triển app bán hàng đã trở thành hoạt động thiết yếu. Để sở hữu App thiết kế theo đúng nhu cầu của mình, bạn có thể liên hệ với BMD thông qua website https://bmdsolutions.vn .
Cho đến tháng 7 năm 2021, đã có hơn bảy mươi nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Con số đó đủ để cho thấy sự khốc liệt của thương trường. Là một người thức thời, chắc hẳn bạn hiểu được chiến lược phát triển thương hiệu nào là hiệu quả. Chúc bạn luôn đạt được thành công như mong đợi!
Nguồn tham khảo: https://bmdsolutions.vn/brand-marketing-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét