Cách chăm sóc khách hàng cũ cho doanh nghiệp

Chăm sóc khách hàng cũ là nhiệm vụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh và duy trì mối quan hệ hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua công việc này mà chỉ dồn lực vào việc tìm kiếm, tư vấn khách hàng mới. Trong khi chính khách hàng cũ mới là người mang đến nhiều giá trị và tiết kiệm cho phí bán hàng giúp tăng lợi nhuận tối ưu. Vậy thì cách chăm sóc khách hàng cũ và giữ chân họ như thế nào? Tất cả câu trả lời đã được chúng tôi tổng hợp chi tiết và cụ thể trong bài viết này.

Tại sao phải chăm sóc khách hàng cũ?

Doanh nghiệp nên chú trọng công tác chăm sóc khách hàng cũ bởi đây là một nguồn lực giúp tăng doanh thu hiệu quả. Việc này cũng giúp giữ chân khách hàng và tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp.

Chăm sóc khách hàng cũ giúp KH quay lại

Đồng thời, việc chăm sóc khách hàng cũ còn giúp doanh nghiệp có thể duy trì lượng khách hàng ổn định nhờ vào xây dựng mối quan hệ thân thiết.

Bên cạnh đó, hoạt động này góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu và gia tăng uy tín trong lòng khách hàng. Khi họ được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình, họ sẽ có những ấn tượng tốt về doanh nghiệp của bạn.

Khách hàng cũ và mới ai quan trọng hơn?

Khách hàng mới là những khách hàng tiềm năng có thể mua hàng và gia tăng doanh số cho doanh nghiệp. Trong khi khách hàng cũ là những người đã mua hàng trước đó và có thể quay lại mua hàng và trở thành khách hàng thường xuyên, thậm chí là trung thành với doanh nghiệp bạn.

Theo lý thuyết 80/20, khách hàng cũ là nhóm đối tượng mà bạn chỉ cần bỏ ra 20% chi phí để tư vấn, thuyết phục,… nhưng họ lại mang đến 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

Vì thế, mặc dù bạn cần phải quan tâm cả đến khách hàng cũ và khách hàng mới nhưng nếu phải lựa chọn thì việc chăm sóc, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ sẽ quan trọng và tối ưu hơn hẳn.

Tầm quan trọng của chăm sóc khách hàng cũ

Chăm sóc hàng cũ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh và đồng thời góp phần hỗ trợ xây dựng uy tín cho thương hiệu. Bởi vì, đây không chỉ là công việc hỗ trợ duy trì mối quan hệ với khách hàng mà nó còn mang đến rất nhiều giá trị khác cho doanh nghiệp, cụ thể: Gia tăng doanh số và doanh thu

Gia tăng doanh số là mục tiêu hàng đầu của việc chăm sóc khách hàng cũ. Bởi vì, thông qua việc tư vấn, hỗ trợ và thường xuyên liên lạc với khách hàng giúp họ ghi nhớ về bạn và khả năng họ phát sinh những đơn hàng tiếp theo cũng cao hơn.

Bên cạnh gia tăng doanh số, hoạt động này cũng góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu hàng tháng và thời gian thanh toán của khách hàng cũng rất nhanh chóng.

Tiết kiệm chi phí

Việc chăm sóc khách hàng cũ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận nhờ cắt giảm nhiều chi phí khác. Bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để tư vấn hỗ trợ và thuyết phục họ mua hàng như đối với những người mới.

Nhờ vậy, chi phí cho một đơn hàng của khách hàng cũ cũng ít hơn hẳn so với những đơn hàng từ khách hàng mới của doanh nghiệp.

Xây dựng lòng trung thành

Chăm sóc khách hàng cũ xây dựng sự trung thành

Chăm sóc và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ là biện pháp giúp doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển lòng trung thành của khách hàng. Thấu hiểu hỗ trợ và chia sẻ với khách hàng là cách tốt nhất để họ ấn tượng, tin tưởng và luôn ủng hộ sản phẩm của doanh nghiệp.

Cơ hội phát triển thêm những khách hàng tiềm năng mới

Đặc biệt, thông quan chăm sóc khách hàng cũ bạn còn có cơ hội có được những khách hàng mới tiềm năng. Họ có thể là người quen, bạn bè của khách hàng cũ và họ được giới thiệu, tư vấn về sản phẩm doanh nghiệp bạn. Khi bạn đã tạo được thiện cảm và ấn tượng, khách hàng cũ sẽ trở thành “đại sứ truyền thông” tốt nhất.

Cách chăm sóc khách hàng cũ vô cùng hiệu quả

Chăm sóc và giữ chân khách hàng cũ cũng là một nghệ thuật mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương án hành động riêng. Tuy nhiên, về cơ bản, một số cách chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả đang được nhiều người áp dụng nhất hiện nay gồm:

Phân nhóm và xác định đặc điểm khách hàng

Phân nhóm KH - Cách chăm sóc khách hàng cũ

Điều quan trọng nhất bạn cần phải thấu hiểu khách hàng và nắm được những đặc điểm cơ bản của họ để việc chăm sóc hiệu quả nhất. Bạn nên phân nhóm khách hàng cũ của mình để đưa ra những hành động chăm sóc giúp tạo thiện cảm tốt và tránh gây cho khách hàng cảm giác bị làm phiền.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Sau đó, bạn nên lập một kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ thật chuyên nghiệp, thật sâu sắc. Hãy cố gắng tạo cho họ cảm giác thoải mái, sự ấn tượng và cho họ thấy họ đang được quan tâm. Bạn nên điều chỉnh cách thức chăm sóc phù hợp cho từng khách hàng để họ cảm thấy không bị máy móc, không gây ức chế.

Duy trì mối quan hệ thân thiết

Đặc biệt, cách tốt nhất để chăm sóc khách hàng cũ chính là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ. Hãy thường xuyên thăm hỏi, gửi cho họ những chương trình, chính sách khuyến mãi, những sản phẩm mới và dành cho họ những lời chúc và dịp đặc biệt.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau để thực hiện công việc này ví dụ chăm sóc khách hàng cũ qua điện thoại, qua fanpage, qua app bán hàng,….

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách chăm sóc khách hàng cũ khác nhau để có thể khiến họ trở thành khách hàng thân thiết và nhận được sự trung thành của họ. Vấn đề chăm sóc khách hàng cũ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp và đó cũng là nền tảng giúp phát triển bền vững.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn có thể lập kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ và ứng dụng những công cụ phù hợp để có thể tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ. Với thời đại công nghệ phát triển hiện nay thì app mobile chính là công cụ chăm sóc khách hàng tốt nhất mà các doanh nghiệp nên quan tâm. Hãy theo dõi web: bmd.com.vn thường xuyên và liên hệ ngay nếu có nhu cầu phát triển ứng dụng di động nhé!



source https://bmd.com.vn/cach-cham-soc-khach-hang-cu/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 5 Ứng Dụng Đặt Tour Du Lịch Tốt Nhất

Các tính năng cần có khi thiết kế ứng dụng học tiếng Anh

Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của AI Trong Thực Tế