Cách tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Nếu đã tìm hiểu qua quá trình Marketing của một doanh nghiệp hay nhãn hàng nào đó thì chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về khái niệm nhận diện thương hiệu. Vậy nhận dạng thương hiệu là gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi doanh nghiệp?

Nhận diện thương hiệu là gì?

Nhận dạng thương hiệu có thể hiểu đơn giản là cách mà một công ty muốn khách hàng cảm nhận về chính doanh nghiệp của mình. Thành phần của nhận dạng thương hiệu gồm có:

Nhận diện thương hiệu là gì
  • Tên
  • Logo
  • Màu sắc
  • Khẩu hiệu
  • Font chữ

Tất cả các thành phần này kết hợp và tạo ra nhận diện thương hiệu phản ánh giá trị mà công ty đã, đang và sẽ mang đến cho các khách hàng trên thị trường của mình.

Thông thường trong mỗi công ty sẽ có bộ một bộ quy chuẩn hướng dẫn thiết kế tất cả những ấn phẩm liên quan. Người thiết kế mỗi khi thực hiện design sẽ dựa trên các quy chuẩn này để thực hiện nhận dạng thương hiệu một cách chính xác nhất.

Tầm quan trọng của nhận dạng thương hiệu

Một nhãn hàng dù lớn hay nhỏ thì khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh đều cần quan tâm tới việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Đây là cách giúp khách nhận nhận biết và nhớ về thương hiệu, các sản phẩm của công ty.

Nhận dạng thương hiệu cũng là một trong những phương tiện giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp. Từ đó các hoạt động kinh doanh cũng trở nên hiệu quả và tăng năng suất bán hàng một cách đáng kể.

Nhìn chung, bộ nhận dạng thương hiệu có thể ví như bộ mặt của công ty bạn, là dấu ấn trong lòng khách hàng mỗi khi nhớ tới thương hiệu của mình. Rất nhiều doanh nghiệp cũng tận dụng điều đó để gửi gắm các thông điệp tốt đẹp hướng tới mọi người.

Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu

Để có thể xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu hoàn chỉnh với những nét đặc trưng của công ty, bộ phận Marketing cần chú ý tới những bước sau đây

Bước 1: Kiểm toán thương hiệu

Muốn khách hàng biết bạn là ai thì việc đầu tiên là doanh nghiệp cần phải tự xác định vị trí của mình trên thị trường cũng như thấu hiểu khách hàng khi đặt mình là họ. Để làm được điều đó, bạn cần trả lời câu hỏi “Điều gì quan trọng nhất giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh?”.

Hãy tiến hành phân tích nhu cầu thực sự của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Phân tích các đối thủ cạnh tranh thông qua đánh giá trang web, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm,…sẽ giúp bạn biết mình sẽ phải giành thị phần với ai để tìm cách khiến nhận diện thương hiệu của công ty trở nên khác biệt.

Bước 2: Thiết lập các báo cáo và đề xuất giá trị

Để xây dựng nhận biết thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần phải biết được giá trị cốt lõi của của mình. Ví dụ như tuyên bố về sứ mệnh và các giá trị, từ đó đề xuất nó tới với người tiêu dùng.

Nền tảng của việc xây dựng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nằm ở một số chiến lược như:

  • Thiết lập hệ thống quản lý, tương tác với khách hàng
  • Thu thập, phân tích, lựa chọn những thông tin quan trọng để đưa vào thông điệp khi truyền tải tới các đối tượng khách hàng.

Bước 3: Phát triển các yếu tố sáng tạo

Bước tiếp theo trong việc xây dựng nhận dạng thương hiệu chính là tạo ra diện mạo, cảm nhận và tiếng nói chung cho thương hiệu. Tất cả những điều này sẽ được thể hiện thông qua các kênh tiếp thị như:

  • Logo
  • Website
  • Phương tiện truyền thông xã hội
  • Các loại quảng cáo
  • Bao bì sản phẩm
Thiết kế logo nhận diện thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu của bạn sẽ được thể hiện thông qua từng chi tiết như màu sắc, font chữ, logo, phong cách tổng thể của doanh nghiệp. Quan trọng hơn cả, việc bạn phải làm được là tạo điểm nhấn cho tiếng nói thương hiệu một cách đặc biệt, mang tính cộng hưởng với khách hàng.

Bước 4: Chiến lược thiết lập bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận biết thương hiệu là thứ cần được xây dựng theo thời gian. Thực hiện các chiến dịch quảng quá thương hiệu dựa trên sức mạnh của truyền thông xã hội chính là các để đạt hiệu quả cao nhất.

Hãy tận dụng mọi kênh có sẵn trên thị trường như: Facebook, Instagram, YouTube, LinkedIn,.…để giao tiếp với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Dựa vào đó, phát triển chiến lược Marketing với nội dung là kể các câu chuyện bao hàm những thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải.

Bước 5: Phân tích, hoàn thiện bộ nhận dạng thương hiệu

Bộ nhận dạng thương hiệu là thứ thiết lập giá trị đối với khách hàng nhưng đó lại không phải là thứ nên thay đổi thường xuyên. Để duy trì tính cạnh tranh của mình trên thị trường, doanh nghiệp chỉ cần theo dõi sát sao để hoàn thiện và thay đổi bộ thương hiệu trong trường hợp cần thiết.

Cách tăng khả năng nhận diện thương hiệu

Mỗi thương hiệu đều sở hữu những đặc trưng riêng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình. Tuy nhiên nếu bạn muốn gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu thì chắc chắn không thể bỏ qua những giải pháp sau đây:

  • Thiết lập chương trình giới thiệu
  • Tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng
  • Đăng ký xuất hiện trong danh bạ tìm kiếm tại địa phương
  • Hiện diện mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội
  • Tham gia hoạt động từ thiện
  • Đầu tư mạnh vào SEO
  • Tận dụng tối đa những mối quan hệ mà bạn đang có

App bán hàng giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu như thế nào?

Sự phát triển của các App bán hàng trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi của người tiêu dùng. Nắm bắt được xu thế này, các doanh nghiệp cũng đang từng bước thích nghi để tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách tốt hơn.

Khi App được cài đặt thành công trên thiết bị di động thì cùng lúc mức độ nhận dạng thương hiệu của công ty cũng được tăng lên. Đây chính là một tín hiệu đáng mừng, là bước đầu tiên trong quá trình tiếp cận người mua thông qua App bán hàng.

Từ những thông tin có trong bài viết, mong rằng các bạn đã có được cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về nhận diện thương hiệu, cách xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu. Giờ thì hãy bắt đầu các chiến dịch Marketing riêng cho doanh nghiệp của mình nhé! Hãy theo dõi BMD Solutions thường xuyên nhé!

Nguồn tham khảo: https://bmdsolutions.vn/nhan-dien-thuong-hieu/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Top 5 Ứng Dụng Đặt Tour Du Lịch Tốt Nhất

Các tính năng cần có khi thiết kế ứng dụng học tiếng Anh

Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Lợi Ích Và Ứng Dụng Của AI Trong Thực Tế